Giới Thiệu Phim Ánh sáng tăm tối 2019 – The Lighthouse 2019
Ánh sáng tăm tối 2019 – The Lighthouse 2019 non trẻ, nhưng thường được ví như “công thần” thay máu cho dòng phim kinh dị đang dần sáo mòn tại Hollywood. Nhưng cũng vì Peele từ đầu đã chọn “vào đời bằng đại lộ” với hai tác phẩm đậm tính giải trí là Get Out và Us, thì việc chọn “lối nhỏ” là dòng arthouse khó xem, khó cảm thụ lại khiến Aster và Eggers thường được giới mộ điệu đặt lên bàn cân so sánh.
Trong khi Ari Aster có sự thử thách bản thân khi tạo ra một tác phẩm kinh dị đến kinh tởm nhưng ngập tràn màu sắc là Midsommar, thì Robert Eggers có vẻ vẫn trung thành với những chất liệu từ truyền thuyết dân gian. Sau phù thủy, đến lượt hình tượng “nàng tiên cá” được anh đưa lên màn ảnh. Không phải kiểu tiên cá của Disney đâu, mà là kiểu sẽ dùng tiếng hát để dụ dỗ người đi biển, khiến chàng trai trẻ do Robert Pattinson từ từ hoá điên.
Những ai đã từng theo dõi The Witch của Eggers chắc sẽ nhận ra rằng vị đạo diễn đã có sự lên tay rõ rệt. Trước hết là về cách đặt máy quay, khiến phim dù sở hữu nhiều cảnh tĩnh nhưng lại có hồn hơn khu rừng phù thủy ngày xưa rất nhiều. Phim đặc biệt sở hữu rất ít những góc quay theo góc nhìn thứ nhất, điều mà những quyển sách điện ảnh vỡ lòng hay ca ngợi. Thay vào đó, những cảnh trung và cảnh đại đều cho thấy nhân vật của Willem Dafoe và Robert Pattinson thật nhỏ bé trước thiên nhiên, để khán giả phải căng mắt ra xem họ đang thực sự làm gì. Cảnh cận vẫn có nha, nhưng hầu hết đều bó buộc ở những buổi ăn tối của hai người đàn ông (nên để ý sự thay đổi trong món ăn của họ vì đây cũng là tình tiết quan trọng).
Có thể xem The Lighthouse là một dạng “tutorial” khá rõ ràng cho dân điện ảnh, với những góc máy dễ bắt bài nhưng vẫn có cá tính riêng, cùng chuỗi hình ảnh biểu tượng đắt xắt ra miếng. Việc phim chọn tông màu trắng-đen ban đầu cũng chẳng biết để làm gì, về sau hiểu là để khán giả không thể phân định được thứ chất lỏng tuôn ra từ nhân vật là máu, dầu hay xú uế.
Kết Phim Phim Ánh sáng tăm tối 2019 – The Lighthouse 2019
Và nếu đến cuối The Witch sự tồn tại của phù thủy vẫn không tường minh, thì câu hỏi “to be or not to be” cũng dành cho nàng tiên cá. Đây là hành trình hoá điên hoá dại từ sự cô đơn và tự ti của nhân vật do Robert Pattinson thủ vai, một The Shining qua góc nhìn của Jack Torrance, nên rảnh giới giữa ảo ảnh và hiện thực rất mỏng manh. Đến đây thì chỉ có thể khen Pattinson hết lời, khi mà Leonardo DiCaprio chỉ dám tim ngựa sống thì Pattinson ăn hẳn cả đất cát và phân, dẹp bỏ hình tượng ma cà rồng lấp lánh để trở thành một gã thủy thủ bụi bặm, bất cần. Không khen Willem Dafoe vì ông ấy diễn vai điên cũng nhiều rồi.-.
Có thể người xem thích hoặc không thích phim, nhưng hẳn nhiều năm sau sẽ chẳng ai quên hình ảnh Pattinson thủ dâm bằng tượng người cá đâu!
Người cá hay không gian tù túng của ngọn Hải đăng cũng chỉ là nền cho một chủ đề nổi cộm trong phim – Sự nam tính độc hại. Người xem Việt Nam sẽ dễ nhận ra một cảnh tượng quen thuộc ở những buổi ăn tối, khi lão già liên tục ép rượu chàng trai trẻ – “Rượu đã mời thì phải uống cho hết” – hay như mấy ông bợm nhậu miền Nam hay nói là “phải lắc kêu nha” (khi uống một lần hết ly bia thì phần đá va vào thành ly sẽ tạo tiếng). Rồi lão già liên tục kể về người vợ đã bỏ rơi lão, dần dà đối xử với anh thanh niên cục cằn như cái cách một gã vũ phu xử tệ với vợ. Chàng trai trẻ có hình tượng ban đầu lãnh đạo, nam tính, về sau cũng trở nên lệ thuộc và nhu nhược. Yếu tố đồng tính chưa bao giờ được đề cập rõ ràng, nhưng cũng như khi xem Brokeback Mountain của Lý An, người ta nhận ra sự nam tính độc hại rồi cũng sẽ dẫn đến kết cục cay đắng.
(Những kiến thức đã đề cập lên mạng kiếm thêm rồi chém gió ra nữa cũng được, nhưng thôi lười quá!)